Việt Nam đôi khi gọi emerald là lục ngọc hay lục bảo ngọc.
Nhờ có màu lục mạnh là màu của mùa xuân nên từ lâu người ta xem emerald
là biểu tượng của tình yêu và sự tái sinh. Nhiều nhà cai trị khác nhau
như nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, vua Ấn Độ Shah Jahan và các vua Tây Ban
Nha xem emerald là báu vật nên nó đã trở thành một loại tiền tệ quốc tế
trong hàng nghàn năm qua.
Lịch sử và truyền thuyết:
Khoảng 4000 năm qua, các nền văn hóa trên khắp thế giới xem emerald
là báu vật, người ta cho rằng nó giúp phát triển trí thông minh cũng như
chất xúc tác tình yêu. Truyền thuyết kể rằng ai sở hữu nó sẽ có được
tài hùng biện.
Xác ướp Ai Cập xưa được chôn cùng với emerald đeo trên cổ để chứng tỏ
tuổi trẻ bất diệt. Emerald là loại đá quý được Cleopatra ưa thích.
Các Mogul (vua chúa Hồi giáo cổ từ thế kỷ 16 đến 19) ở Ấn Độ, trong đó có Shah Jahan, người đã xây đền Taj Mahal, thích emerald đến
nỗi mà họ hay khắc lời kinh lên chúng và đeo như là bùa chú. Một số đá
quý linh thiêng này, được gọi là emerald Mogul, ngày nay vẫn còn thấy
chúng trong các bảo tàng và các bộ sưu tập.
Người Incas (cư dân cổ sống vùng cao nguyên Nam châu Mỹ trước khi bị
Tây Ban Nha chinh phục) có một nữ thần emerald, đó là một viên emerald
huyền thoại to bằng một trứng đà điểu.
Ở Mỹ, emerald là đá mừng sinh nhật trong tháng 5.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Emerad giá trị nhất khi có màu lục mạnh sáng của cỏ mùa xuân sau cơn
mưa. Vì emerald ở Columbia đã được xem là chuẩn mực bao thế kỷ nay cho
nên loại màu lục thuần khiết, như thấy ở Columbia, thường được ưa chuộng
hơn là màu lục hơi xanh sẫm của emerald tại Phi châu.
Emerald hiếm và trị giá cao. Với những viên màu đẹp nhỏ hơn 5 carat thì emerald có thể sẽ cao giá hơn ruby hay saphia.
Vì emerald không tạp chất thường hiếm cho nên người ta chấp nhận
emerald có một số tạp chất nhất định và chúng không làm giảm giá trị
viên đá. Tuy nhiên khi mua, bạn không nên chọn những viên nào có khe nứt
hay tạp chất phân bố quá sâu vào bên trong viên đá, vì chúng sẽ làm cho
viên đá yếu đi và dễ bị nứt, bể khi vô tình va chạm mạnh.
Emerald thường được cắt mài theo kiểu hình chữ nhật, giác tầng mà mọi
người hay gọi là kiểu emerald. Các viên đá nhỏ thì lại được mài theo
dạng tròn, ovan, giọt nước, hạt dưa. Nhờ màu đậm nên emerald cũng rất
đẹp khi được mài theo dạng cabochon.
Nguồn gốc:
Columbia là nguồn emerald nổi tiếng nhất và cũng là quốc gia khai thác quan trọng nhất.
Emerald từ Brazin thì thường có kích thước lớn nhưng màu lục thì lại nhạt hơn màu lý tưởng.
Emerald ở Zambia thì lại có màu lục phớt xanh sẫm và có độ sạch rất cao.
Emerald gốc Zimbabwe có màu đẹp và độ sạch khá cao nhưng kích thước thường nhỏ hơn 1 carat.
Emerald ở Afghanistan và Madagasca có màu đẹp nhưng khai thác còn hạn chế.
Emerald từ Brazin thì thường có kích thước lớn nhưng màu lục thì lại nhạt hơn màu lý tưởng.
Emerald ở Zambia thì lại có màu lục phớt xanh sẫm và có độ sạch rất cao.
Emerald gốc Zimbabwe có màu đẹp và độ sạch khá cao nhưng kích thước thường nhỏ hơn 1 carat.
Emerald ở Afghanistan và Madagasca có màu đẹp nhưng khai thác còn hạn chế.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Các khe nứt phổ biến trong emerald và thường được lấp đầy bằng chất
dầu hoặc nhựa để khó nhìn thấy chúng hơn. Cách xử lý này gọi là lấp đầy
hoặc tẩm dầu khe nứt. Có thể cần tái lấp đầy emerald định kỳ để thay thế
chất lấp đầy cũ đã bị biến đổi. Việc xử lý này được xem là không bền và
có thể phát hiện được.
Bảo quản và làm sạch:
Emerald là loại đá quý cứng chắc, có độ cứng đạt 7,5 đến 8 trên thang
Mohs. Tuy nhiên vì có nhiều tạp chất nên xử lý phải hết sức cẩn thận và
tránh những va chạm mạnh.
Bạn không nên rửa emerald bằng nước xà phòng nóng hoặc bằng hơi nước
sôi và không bao giờ được rửa nó với máy siêu âm vì vật liệu lấp đầy có
thể bị đẩy ra khỏi viên đá hoặc bị biến đổi, làm lộ ra các khe nứt. Chỉ
nên rửa với nước nguội và dùng bàn chải chà nhẹ để lấy đi chất dơ dính
phía sau viên đá.